Trong suốt quá trình mang bầu, cùng các giai đoạn phát triển của thai nhi khác nhau, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên, sức khỏe của mẹ bầu thường không ổn định do quá trình thay đổi hormone và các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng có thể mẹ bầu hay bị cúm, nhưng thuốc trị cảm cúm có ảnh hưởng đến em bé không.
Trong cả quá trình mang thai này, bạn cũng sẽ được bác sĩ sản khoa yêu cầu chích ngừa cúm, điều này có cần thiết và quan trọng là có ảnh hưởng gì đến em bé hay không?
Khi đang mang thai mà mẹ bầu bị cúm thì nên làm gì?
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên lựa chọn phương pháp hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa để được kê đơn thuốc thích hợp, có thể giúp ích giảm các nguy cơ biến chứng cho thai kỳ và cho em bé một cách thấp nhất. Và thuốc trị cảm cúm cần được sử dụng sớm nhất có thể, ngay khi bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bị cúm.
Không tự ý sử dụng thuốc, vì các thuốc chống virus cúm thông thường như Aspirin, Ibuprofen,Tamiflu, Fluemadine, Relenza hoặc Symetrel có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh, chảy máu thai nhi (Aspirin)…
Các loại thuốc tiêu đờm khi bị cúm có thành phần Guifenesin và Dextromethorphan có liên quan đến các biến chứng mang thai được sử dụng trong các nghiên cứu động vật.
Việc mẹ bầu muốn điều trị bằng các phương pháp thảo dược tại nhà cũng có thể, nhưng cũng cần tham khảo các tư vấn của bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào.
Mẹ bầu có nên tiêm ngừa vắc-xin cúm trong thai kỳ?
Vắc xin cảm cúm sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và bé trong thai kỳ. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh cúm là viêm phế quản, sự nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng và phát triển thành viêm phổi.
Nếu mẹ bị cúm trong khi mang thai, có nghĩa là có thể em bé sẽ bị sinh non hoặc nhẹ cân, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong.
Vắc-xin cúm có an toàn trong thai kỳ không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chích vắc-xin cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều an toàn cho cả mẹ và bé, ngay cả khi tiêm từ những tuần đầu của các giai đoạn mang thai cho đến gần ngày dự kiến sinh nở.
Mẹ bầu được chích vắc xin cúm, các kháng thể được sinh ra trong cơ thể mẹ trong thời gian mang bầu cũng theo nhau thai, truyền cho em bé và kháng thể này có thể bảo vệ em bé 6 tháng đầu đời.
Vắc-xin cúm không chứa virus cúm sống nào, nên không thể gây bệnh cúm cho mẹ bầu khi được chích. Cũng có một vài mẹ bầu có thể gặp một số hiện tượng như hơi sốt nhẹ hoặc đau ở chỗ vết chích, hiện tượng này là phản ứng hoàn toàn bình thường và không có bất kỳ nguy hiểm nào.
Mẹ bầu đã chích vắc xin cúm có cần chủng ngừa lại khi mang bầu hay không?
Lời khuyên của các bác sĩ sản khoa dành cho bạn ở đây là có. Vì virus gây ra cúm thay đổi hàng năm, điều này có nghĩa là vắc xin cúm năm nay và năm trước có thể khác nhau. Và nếu bạn thuộc nhóm sức đề kháng không cao, thì cần thiết phải nhắc lại một mũi vắc xin cúm trong khi mang bầu theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước người ta thấy rõ, nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu với mức độ nặng thì có nguy cơ gây ra hiện tượng thai chết lưu hoặc Sảy thai. Chính vì vậy, đã bắt đầu vào mùa bệnh cúm ( Thu và Đông) các mẹ bầu đang mang thai, hoặc đang có ý định mang thai nên tìm hiểu kỹ về loại bệnh tưởng chừng như đơn giản này nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến em bé để có cách phòng tránh, sử dụng thuốc khi thích hợp và theo sự kê đơn của bác sĩ.
Và nếu bạn đang mang thai, nếu bác sĩ sản khoa của gia đình cho lời khuyên nên chích chủng ngừa cúm sau khi đã tìm hiểu, theo dõi kỹ thai kỳ của bạn thì nên thực hiện ngay tại các trung tâm chủng ngừa uy tín.