Khi nghiên cứu về các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, bạn cần lưu ý rằng đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản và không phải lúc nào cũng phải chính xác như vậy. Bởi vì “hành trình” đó của mỗi đứa trẻ là vô cùng đặc biệt, duy nhất và phát triển với một tốc độ riêng. Đương nhiên sẽ có những giới hạn trong mức cho phép, để các ông bố bà mẹ không phải cuống cuồng lên khi nhận ra con mình không giống với những đứa trẻ khác, trừ khi bạn nhận thấy một vài dấu hiệu “cảnh báo quan trọng” sắp được đề cập tới đây.
Các cột mốc quan trọng
Bước sang năm thứ 2, đứa con bé bỏng của bạn sẽ tập làm quen dần với từng bước đi trên đôi chân của mình: Từ những bước loạng choạng đầu tiên cho đến đi bộ thành thạo, đi lên và xuống cầu thang, đứng trên đầu ngón chân, đá banh, và thậm chí là trẻ có thể chạy nhảy khi trẻ được 2 tuổi.
Bạn sẽ bắt đầu thấy trẻ trở thành 1 người thích leo trèo, đua nhau trèo lên bàn, lên ghế sofa.
Khi này, kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ cũng đồng thời phát triển. Trẻ có thể hiểu được mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình, tuy nhiên việc thể hiện ra bên ngoài vẫn còn hạn chế. Lúc trẻ được 18 tháng tuổi thì trẻ có thể nói ít nhất một vài từ vựng đơn lẻ, và khi được 24 tháng tuổi thì trẻ có khả năng sử dụng các cụm từ ngắn hoặc phát ra thành câu.
Trẻ tích lũy vốn từ cho mình thông qua những cuốn sách mà bạn đọc cho trẻ hoặc những cuộc trò chuyện hàng ngày. Trẻ có thể tuân theo những câu mệnh lệnh 2 bước từ những người lớn xung quanh, chẳng hạn “Hãy cầm lấy sách của con và đưa nó cho mẹ nào!”
Song song đó, trẻ cũng bắt đầu có được khả năng nhận diện hình dáng và màu sắc. Trẻ tập tô tranh với bút chì màu, xây dựng các tháp mô hình, học cách ném quả bóng ra xa… Đây sẽ là thời điểm mà cha mẹ có thể nhận thấy được trẻ thuận tay trái hoặc thuận tay phải thông qua một số dấu hiệu.
Bạn cũng đừng quá ngạc nhiên nếu trẻ đòi làm tất cả mọi thứ cho bằng được, chẳng hạn tự mặc quần áo vào và cởi quần áo ra, tự xúc thức ăn một cách ngon lành và tự rửa tay cho mình. Và thậm chí cụm từ “con làm” có khi sẽ là cụm từ đầu tiên trẻ phát ra.
Trẻ đôi khi sẽ cho bạn thấy được sự hứng thú trong việc học cách làm thế nào để sử dụng nhà vệ sinh. Không những thế, trẻ còn hay chơi trò bắt chước cách bạn nói chuyện trên điện thoại, tập cho búp bê “ăn”, hoặc giả vờ lái xe
Ông có thể bắt đầu cho thấy sự quan tâm trong việc học làm thế nào để sử dụng một nhà vệ sinh. Ông sẽ có niềm vui bắt chước bạn bằng cách nói chuyện trên điện thoại chơi, “ăn” một con búp bê, hoặc giả vờ lái xe.
Tuy nhiên, vào khoảng thời gian khi trẻ được 18 và 24 tháng thì bạn sẽ thấy bớt lo lắng hơn vì lúc này tâm lý của trẻ đã trở nên thoải mái hơn. Trẻ dành nhiều thời gian để chơi đùa cùng với những người bạn cùng trang lứa và những người thân cận hay chăm sóc cho trẻ. Đồng thời, đây cũng có thể là giai đoạn đầy thách thức cho các ông bố bà mẹ do trẻ sẽ ngày càng phát triển một cách độc lập hơn.
Vai trò của cha mẹ
Không ngừng rèn luyện kỹ năng nói chuyện cho trẻ bằng cách dạy cho trẻ cách thể hiện cảm xúc của mình qua câu từ, cách đặt câu hỏi và trao đổi với trẻ về những cuốn sách mà bạn đã đọc cho trẻ nghe. Hãy hỏi ý kiến của trẻ về thế giới xung quanh và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi đôi khi khá là ngô nghê của trẻ. Lúc này sẽ là thời điểm thích hợp để bạn có thể bắt đầu dạy trẻ về bảng chữ cái và những con số.
Đừng la mắng trẻ nếu trẻ sử dụng sai từ, mà hãy nhẹ nhàng chỉnh lại cho trẻ bằng cách nói khác đi. Khi trẻ chỉ vào một món đồ yêu thích nào đó mà trẻ muốn có, hãy dạy trẻ cách hỏi xin lễ phép. Bạn nên tập cho trẻ cách nhận diện từng bộ phận trên cơ thể của trẻ và cách gọi tên những đồ vật quen thuộc hàng ngày.
Khuyến khích trẻ chơi trò “gia đình” như nấu nướng, cho búp bê ăn. Hoặc bạn có thể nhờ trẻ giúp bạn phân loại đồ chơi theo từng nhóm tương tự với nhau, ví dụ như đồ chơi màu đỏ, đồ chơi xốp mềm. Giúp trẻ làm quen với việc tự ăn, tự uống với cốc và đồ dùng của mình.
Đồng thời, bạn cũng nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài: dẫn trẻ đi chơi công viên, sở thú, cho phép trẻ tự do đi bộ, chạy nhảy và khám phá mọi thứ.
Tiếp tục giúp trẻ duy trì những thói quen tốt bằng những lời khen động viên đúng lúc. Hãy thiết lập một giới hạn chừng mực để trẻ có thể theo đó mà thực hiện, và nếu trẻ có làm sai thì bạn cần phải khéo léo để xử trí một cách bình tĩnh. Cho phép trẻ tự đưa ra những quyết định về việc lựa chọn cái này hoặc cái khác. Lúc này, bạn cần phải kiên nhẫn thật nhiều với trẻ vì trẻ chỉ vừa mới bắt đầu học cách kiểm soát và thể hiện những khả năng của mình ra bên ngoài.
Để trẻ có thể tiếp nhận thêm những kỹ năng mới, hãy điều chỉnh lại không gian xung quanh nhà ở của bạn để trẻ có thể tự do khám phá một cách thật an toàn nhé!
Những dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn phát triển này của trẻ
Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ của riêng mình, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu trẻ:
- Không thể đi bộ khi đã được 18 tháng tuổi
- Không biết cách sử dụng các vật dụng hàng ngày
- Không thể nói được ít nhất 6 từ vựng khi được 18 tháng hoặc những câu gồm 2 từ khi được 24 tháng
- Không bắt chước được lời nói và hành động
- Không thể làm theo hướng dẫn đơn giản
- Quên mất những kỹ năng mà trẻ đã có trước đó