Có một câu nói nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục trẻ em đó là “Nếu trí thông minh được đánh giá bằng khả năng học hỏi thì trẻ sơ sinh chính là những thiên tài!” Mỗi một ngày trôi qua, trẻ không ngừng tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài và học hỏi với một tốc độ rất nhanh nhờ vào khả năng tiềm ẩn vô hạn của não bộ. Và trong quá trình phát triển tư duy nhận thức đó, cha mẹ chính là người đóng vai trò then chốt mang tính quyết định: Trẻ sẽ học cái gì? Học được đến đâu? Học như thế nào?
Để làm tốt vai trò đó, cha mẹ cần phải nằm lòng những điều sau:
1. Cách cửa cơ hội duy nhất
Trẻ con càng nhỏ, càng dễ dạy bảo và uốn nắn, đặc biệt là trong giai đoạn từ lúc mang thai tháng thứ 5 đến khi trẻ được 5 tuổi. Trong khoảng thời gian này, cỏc tế bào thần kinh não bộ được sản sinh ra nhanh chóng và hình thành các liên kết thần kinh mạnh mẽ thông qua những kích thích mà trẻ tiếp nhận được từ thế giới bên ngoài. Ngay từ những năm tháng trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu có những phản ứng với âm thanh ngay khi thính giác bắt đầu hoàn thiện. Đây cũng chính là tiền đề mà các bậc cha mẹ có thể dùng để áp dụng thai giáo cho trẻ một cách khoa học bởi vì trước khi chào đời, quá trình học hỏi của trẻ đã bắt đầu.
Sau khi sinh, não bộ của trẻ vẫn liên tục tạo ra những kết nối thần kinh để đáp ứng lại với những điều mới mẻ mà trẻ tiếp thu được từ môi trường xung quanh. Trẻ có thể tiếp thu và bắt chước nhanh chóng các loại hình ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, dù cho đó là loại ngôn ngữ gì đi chăng nữa bằng cách khai thác sức mạnh tiềm ẩn bên trong bộ não của mình. Cha mẹ càng tạo điều kiện cho trẻ học sớm bao nhiêu, trẻ càng nhanh nắm vững được những kỹ năng đọc, toán học hay âm nhạc bấy nhiêu. Mà những kỹ năng này chỉ có thể phát huy tối đa khi trẻ ở trong giai đoạn từ 0-3 tuổi.
2. Đứa trẻ nào cũng thích học
Não bộ của trẻ bẩm sinh là dành cho việc học. Hay nói cách khác, những đứa trẻ vừa mới chào đời được xem là những con ong chăm chỉ và khao khát được học hành hơn bất kỳ ai trong chúng ta. Đối với trẻ, học hỏi là một chuyến phiêu lưu đầy màu sắc và tràn đầy hứng thú.
3. Dạy bộ học nhưng tuyệt đối không được ép buộc
Học hỏi mọi nơi mọi lúc là một thói quen tốt, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về mặt tư duy và nhận thức của trẻ, nhưng cũng không nên dựa vào đó để ép buộc trẻ. Hãy để trẻ tận hưởng niềm vui học tập đó thay vì cảm thầy mệt mỏI, chỏn học hay thậm chớ là sợ hói việc học. Nếu nhận thấy trẻ không còn khả năng tiếp nhận thêm hoặc không thấy hứng thú để học nữa thì cha mẹ nên dừng việc học lại. Đến khi nào cảm thấy đầu óc trẻ đã thoải mái hơn, thì hãy tiếp tục bài học tiếp.
4. Vui chơi là rất cần thiết cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có thời gian để khám phá thế giới xung quanh mình bằng cách cầm nắm đồ vật, quan sát hình dạng, màu sắc của chúng để phát hiện ra những quy luật của vũ trụ. Vì thế mà các chuyên gia trong lĩnh vực giao dục khuyến khích cha mẹ nên tạo điều kiện tối đa để trẻ có thể tận dụng được phần lớn thời gian của mình để vui chơi học hỏi thông qua xúc giác của trẻ.
5. Thư giãn và vui vẻ
Thay vì tạo áp lực cho trẻ về việc phải đạt được những mục tiêu kiến thức cụ thể nào đó thì cha mẹ hãy xem những giờ học của trẻ là cơ hội để tăng cường và thắt chặt mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Đồng thời cha mẹ cũng nên để trẻ hiểu được học tập là niềm vui, chứ không phải là để tạo ra sự căng thẳng cho đầu óc. Nếu cảm thấy có điều gì đó không ổn thì nên xem xét lại phương pháp dạy trẻ, hóy thay đổi chương trình hoặc cách mà bạn đang dạy trẻ.