Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng ngay từng trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nhận biết được giọng nói và tiếng nhạc từ môi trường bên ngoài. Các âm thanh này có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ âm nhạc và ngôn ngữ của trẻ. Nhưng làm cách nào để mẹ và bé tạo ra sự kết nối ấy? Hãy cùng điểm qua những hoạt động mà các bà mẹ trẻ có thể tương tác được với con của mình nhé!
- Nghe nhịp tim của con khiến bạn cảm thấy có sự kết nối tức thời với trẻ. Bạn có thể tự sắm cho mình 1 ống nghe nhỏ ở nhà và học cách nghe nhịp tim của con từ các bác sỹ.
- Thực hành ngồi thiền để có được trạng thái thư giãn tốt nhất và nghĩ đến đứa con đang tượng hình theo thời gian. Khi ấy cảm giác bình an kéo đến sẽ khiến cho cả hai mẹ con cảm thấy dễ chịu, thoải mái do các nội tiết tố gây căng thẳng đã được giảm bớt. Điều này đem lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe của bạn và bé yêu.
- Hoạt động mát xa vùng bụng mà các bà mẹ thường xuyên làm có tác dụng tăng việc sản sinh các kích thích tố thư giãn, giảm bớt áp lực mang khi mang thai.
- Khi xoa bụng và cảm thấy trẻ đang ngọ nguậy trong bụng thì bạn hãy gõ nhẹ lên bụng và đợi xem phản ứng của trẻ. Tùy theo từng giai đoạn mà trẻ sẽ có rất nhiều cử động thú vị mà các bà mẹ cũng nên biết thêm.
- Cựa quậy (18-24 tuần): những cử động đầu tiên mà bạn nhận thấy từ trẻ tựa như côn trùng vỗ cánh
- Chòi đạp (18-25 tuần): trẻ bắt đầu chòi đạp thường xuyên và bạn sẽ cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của trẻ
- Nấc cụt (18-24 tuần): đôi khi các bà mẹ nói rằng họ cảm nhận được những cú giật giật theo nhịp. Nhưng đừng quá lo lắng, có thể là do con bạn bị nấc cụt mà thôi.
- Giật mình (24 tuần): đừng bao giờ nghĩ rằng những tiếng động lớn mà bạn nghe được không ảnh hưởng nhiều đến trẻ vì trẻ có thể bị giật mình, hoảng hốt trong bụng nghe ngay khi bạn để những âm thanh đó tác động đến trẻ như nghe nhạc quá lớn chẳng hạn.
- Co duỗi (27 tuần): lúc này trẻ đã bắt đầu gia tăng kích thước cơ thể nên khuỷu tay, đầu gối hay gót chân của trẻ có thể duỗi ra khi trẻ cảm thấy chật chội.
- Gõ tay (29 tuần): lâu lâu các bà mẹ hay thử gõ tay lên bụng thì trẻ sẽ phản ứng lại vì trẻ cảm nhận được là mẹ đang muốn trò chuyện với mình.
- Đá và đạp (36 tuần): có nhiều khi đang ngồi các bạn sẽ cảm thấy giật mình và thấy đau như trời giáng vì lúc này trẻ hơi “nổi loạn” và đá mạnh vào phần bụng của bạn.
- Nhẹ nhõm (36 tuần): giai đoạn bé chuẩn bị chào đời sẽ trở đầu, lúc này cả mẹ và con sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu bạn là một người yêu thích âm nhạc, hãy lựa chọn những bài hát mà bạn muốn nghe cùng với con kèm theo một cái headphone chụp tai và kề sát ngay bụng để trẻ có thể thưởng thức những giai điệu nhẹ nhàng ấy. Khuyến khích cho trẻ nghe những bản nhạc của Mozart hay Beethoven vì theo nghiên cứu của bác sĩ người Pháp Dr Alfred Tomatis vào đầu những năm 1990, nó sẽ giúp tăng cường phát triển não bộ và kết nối thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lạm dụng việc nghe nhạc theo phong trào như hiện nay, chỉ nên cho trẻ nghe khoảng 20-30 phút/ngày vào thời điểm thích hợp.
- Hoạt động đọc sách, kể chuyện và hát cho trẻ nghe cũng làm gia tăng kết nối giữa mẹ và thai nhi. Mặc dù trẻ không hiểu nhưng sẽ tỏ ra thích thú với những gì nghe được từ trong bụng mẹ, và cũng ảnh hưởng lên trí nhớ sau này. Sẽ không lạ gì nếu khi sinh ra, trẻ cảm thấy thân thuộc với những bài hát ru từ mẹ.
- Mặc dù vấn đề thai giáo phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ, nhưng vai trò của bố cũng không kém phần quan trọng. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc người bố thường xuyên trò chuyện với thai nhi sẽ khiến cho các em bé trong bụng khỏe mạnh hơn và kèm theo những lợi ích khác.
- Tạo sự gần gũi giữa bố và con
- Giúp cho sự hình thành nhân cách khi chào đời và lối sống lành mạnh sau này của trẻ
- Tác động tích cực đến sự phát triển về các giác quan và tư duy của trẻ