close menu
Làm sao để đối phó với stress trong giai đoạn thai kỳ?

Kiến thức nuôi dạy trẻ

Làm sao để đối phó với stress trong giai đoạn thai kỳ?

Bên cạnh niềm vui chuẩn bị chào đón một sinh linh mới bé bỏng thì quá trình mang thai cũng khiến rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Bạn sẽ trở nên băn khoăn, đắn đo, cân nhắc về những gì bạn ăn uống hàng ngày, những cảm nhận, suy nghĩ về thế giới xung quanh và cả những điều cần phải thực hiện khác..

Và sẽ hoàn toàn bình thường nếu bạn đang lo lắng rằng liệu con bạn có khỏe mạnh, liệu khi đứa trẻ ra đời sẽ làm thay đổi cuộc sống và các mối quan hệ của bạn như thế nào, có thật sự là bạn đang trở thành mẹ hay không? Nhưng nếu những mối bận tâm này chiếm hết khoảng thời gian sinh hoạt trong ngày của bạn, thì đây chính là lúc bạn cần tìm ra một giải pháp tốt nhất để loại bỏ những phiền muộn này.

Bước đầu tiên, bạn cần chia sẻ với người bạn đời của mình về những lo ngại mà bạn đang cất giữ – thậm chí nếu đó là vấn đề có liên quan đến anh ấy. Rất có thể chính anh ấy cũng đang quan tâm đến những điều bạn nói. Chính sự giao tiếp cởi mở ấy sẽ giúp cho tâm trạng của cả hai vợ chồng trở nên tốt hơn. Bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc những người thân trong gia đình mình, đừng ngại! Hoặc là bạn hãy hỏi thêm kinh nghiệm từ những người mẹ khác, họ đã đi trước và trải qua những gì mà bạn đang gặp phải trong hiện tại nên chắc chắn sẽ cho bạn được những lời khuyên bổ ích.

Nếu bạn đang vô cùng lo lắng hay có một lý do cụ thể có liên quan đến sức khỏe của em bé trong bụng, hãy nói ra những điều đó cho người đang chăm sóc bạn. Trường hợp bạn không thể giải tỏa được cho dù tình trạng thai nhi đã được kiểm tra kỹ lưỡng và vẫn ổn, thì bạn nên đến gặp các chuyên gia trong lĩnh vực này, họ sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề, để bạn trở nên an tâm hơn.

Hiện tại cuộc sống của tôi có quá nhiều căng thẳng. Liệu rằng điều này có ảnh hướng đến thai nhi hay không?

Cần phải thừa nhận rằng áp lực hàng ngày mà chúng ta phải gánh chịu là một phần của cuộc sống hiện đại và nếu tình trạng căng thẳng của bạn xảy ra trong thời gian dài, không dứt sẽ khiến cho tỷ lệ trẻ sinh non hay sinh thiếu cân gia tăng. Nếu bình thường bạn phải chăm sóc cho người khác, hoặc phải làm việc với hiệu suất 110% thì việc khuyên bạn nên ưu tiên bản thân mình trước sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không tự nhiên và thậm chí là có cảm giác ích kỷ. Tuy nhiên, việc chăm sóc cho chính bản thân bạn là một phần quan trọng, cần thiết để chăm sóc cho em bé trong bụng. Việc giảm bớt căng thẳng hoặc học cách kiểm soát được nó sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Làm cách nào để các chị em phụ nữ không còn phải lo lắng nhiều nữa?

Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn kiểm soát hoặc giảm bớt những lo lắng của mình ở nhà cũng như tại nơi làm việc:

  • Hãy tập nói “không”. Thời điểm này sẽ là một cơ hội tốt để bạn thoát ly khỏi ý nghĩ rằng “bạn có thể làm tất cả”. Bạn không thể làm hết được, cho nên hãy quên nó đi. Bắt đâu làm việc chậm lại, và hãy làm quen với việc nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc những người thân yêu xung quanh
  • Giảm bớt công việc. Hãy dành thời gian của bạn cho những giấc ngủ ngắn, hoặc đọc một cuốn sách.
  • Hãy tận dụng những ngày bạn bị ốm hoặc những ngày nghỉ phép, nghỉ lễ bất cứ khi nào có thể. Việc trải qua một ngày – hoặc thậm chí là một buổi chiều – nghỉ ngơi tại nhà sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và vượt qua một tuần khó khăn.
  • Hãy thử các bài tập hít thở sâu, tập yoga, hoặc các bài tập kéo giãn cơ thể
  • Luyện tập thể dục thường xuyên như bơi lội hoặc đi bộ.
  • Cố gắng hết sức để ăn uống lành mạnh và có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để bạn có đủ năng lượng về thể chất và tinh thần như mong muốn
  • Đi ngủ sớm. Cơ thể bạn đang làm việc liên tục để nuôi dưỡng thai nhi phát triển, cho nên nó rất cần ngủ đủ giấc để hồi phục sức lực.
  • Giới hạn lại việc “quá tải thông tin.” Đọc sách về việc mang thai và lắng nghe những câu chuyện mang thai của bạn bè cũng tốt – nhưng không nên tập trung quá nhiều vào tất cả những điều đáng sợ mà có thể (nhưng có lẽ sẽ không) xảy ra trong quá trình mang thai của bạn. Thay vào đó hãy tập trung thay vào cảm giác của bạn và những gì đang xảy ra với bạn hiện tại
  • Tham gia (hoặc tạo ra) một nhóm hỗ trợ. Nếu bạn đang đối phó với một tình huống khó khăn nào đó, hãy dành nhiều thời gian hơn chia sẻ với những người khác trong nhóm để có thể giảm bớt gánh nặng đó. Nhiều phụ nữ tạo ra mạng lưới hỗ trợ bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hoặc tham gia các nhóm trực tuyến.
  • Nếu bạn đang phải chịu một sự căng thẳng bất thường hoặc cảm thấy như bạn đang sắp bị “bùng nổ” hay “phát điên đến nơi”, hãy nhờ người chăm sóc của bạn giới thiệu bạn đến một chuyên gia về các liệu pháp điều trị. Họ sẽ cho bạn biết được những lo lắng đó của bạn đang ở mức độ nào và bạn cần phải làm gì để cảm thấy tốt hơn. Hãy lắng nghe một cách cởi mở về những gì mà vị chuyên gia ấy nói. Có được sự hỗ trợ trong quá trình mang thai sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những rủi ro không cần thiết và giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
Đặt lịch học trải nghiệm