Kích thích các giác quan của trẻ, hiểu đơn giản thì đó là những hoạt động nhằm khơi dậy: thị giác, thính giác, cảm giác, vị giác và khứu giác của trẻ. Đây là việc chúng ta thường lãng quên nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ. Bởi vì, nó giúp cho trẻ rèn luyện sự tập trung, cải thiện trí nhớ, tăng sự tò mò và phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra, khi trẻ được kích thích các giác quan sớm sẽ phát triển các kỹ năng vận động nhanh hơn những trẻ bình thường khác.
Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả trên, chúng ta cần có phương pháp đúng đắn và khoa học. Dưới đây là 5 lưu ý hữu ích giúp cha mẹ kích thích các giác quan cho con phát triển.
1. Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ
Mỗi một vật thể, một con người xuất hiện trong cuộc sống của trẻ đều ảnh hưởng đến chúng. Trẻ được nhìn, nghe, ngửi, sờ, nắm,… tất cả điều này là những khám phá mới lạ và sẽ ghi vào nhận thức của trẻ. Vậy nên, ngay trong năm đầu tiên, cha mẹ cần quan tâm, kích thích trẻ nhiều hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh, đây là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh và tiếp thu tốt. Vậy nên, không có gì là quá sớm để bắt đầu cho trẻ học cách tiếp xúc với môi trường xung quanh.
2. Cho trẻ tương tác sẽ tốt hơn so với chỉ quan sát
Nhiều ý kiến cho rằng, mua cho trẻ một chiếc điện thoại thông minh, một cái máy tính bảng hay một chiếc tivi siêu lớn là đã giúp trẻ học hỏi thế giới xung quanh. Vì trên mạng đủ thông tin, muốn xem gì là có đó. Thế nhưng điều này đôi khi lại không tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Trẻ cần có sự giao tiếp thật sự với mọi người. Những âm thanh, tiếng động trẻ được nghe trực tiếp sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ xem từ màn hình điện thoại hay tivi vô cảm. Mặc khác, các nhà khoa học khuyến khích cha mẹ nên có sự tương tác với con như: trò chuyện cùng con, đọc sách cho con nghe hay chơi cùng con. Đặc biệt, khi nhắc đến vấn đề tương tác cùng con, chúng ta không quên tác dụng thần kỳ của ngón trỏ. Trẻ thích nhìn những gì cha mẹ chỉ qua ngón trỏ, khi này, sự tập trung của trẻ rất cao. Vậy nên cha mẹ hãy tận dụng điều này nhé.
3. Quan tâm đến sự tập trung của con
Một điều rất quan trọng trong việc con trẻ có nhận được hiệu quả tích cực từ việc kích thích của cha mẹ, đó là sự tập trung. Khi có sự chú tâm thì việc khám phá thế giới xung quanh của trẻ trở nên nhanh và dễ dàng. Trong quá trình tương tác cùng con, cha mẹ hãy quan sát xem con có đang dụi mắt, lơ đãng, ngáp ngắn, thở dài,… Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang nhàm chán hoặc buồn ngủ. Nếu lúc này, cha mẹ tiếp tục ép buộc con sẽ làm con thêm mệt mỏi, thậm chí sợ cha mẹ. Chưa kể đến, việc này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ bị kiệt sức. Vì vậy, chúng ta hãy để đợi đến khi trẻ sẵn sàng về tinh thần, sức khỏe để tiếp tục.
4. Không ngại lặp lại cho trẻ
Có một điều thú vị là: Với trẻ nhỏ, sự lặp lại là quan trọng bởi vì đó là cách trẻ học tốt nhất. Nghe một cái gì đó nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ thông tin. Đặc biệt, trẻ từ 4-18 tháng tuổi rất cần sự lặp lại để học và ghi nhớ thông tin mới.
Một khi trẻ được giới thiệu một điều gì mới, trẻ sẽ thích được cha mẹ lặp lại, bởi khi này, trẻ có thể tự mình dự đoán những gì sẽ đến tiếp theo. Khi đoán trúng, trẻ rất vui sướng. Từ cảm giác có được thành tựu, trẻ sẽ hứng khởi học tiếp. Ví dụ, cha mẹ đọc một câu chuyện ngắn cho con nhiều lần. Con sẽ chăm chú nghe, thậm chí còn bi bô một số câu thoại. Dấu hiệu này cực tốt vì cho thấy niềm vui học hỏi của trẻ và sự tương tác tích cực với cha mẹ.
Tuy nhiên, sự lặp lại không phải lúc nào cũng tốt. Nó mang tính chất thời điểm. Cha mẹ cần quan sát xem, khi con mình đã bắt đầu quen thuộc thì nên dừng lại, đổi bài học mới. Nếu tiếp tục lặp lại cái cũ sẽ khiến trẻ nhàm chán.
5. Thoả mãn sự tò mò của trẻ
Trong mỗi đứa trẻ là một kho tàng câu hỏi. Mọi thứ xung quanh đều mới lạ. Chính vì thế, trẻ hay hỏi cha mẹ, có những câu rất khó trả lời như: vì sao mặt trời gọi là mặt trời, vì sao em bé được sinh ra từ bụng mẹ mà không phải từ bụng cha?
Những lúc thế này, cha mẹ hãy kiên nhẫn với con. Giải thích cho con từng chút một, theo cách khoa học nhất. Đừng trả lời trẻ lấy lệ, qua loa thậm chí sai, vì trẻ ghi nhớ tất cả những điều này. Như vậy, vô hình chung chúng ta làm lệch lạch tri thức của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ còn có thể thông qua những câu hỏi của trẻ mà kích thích sự tò mò của trẻ. Ví dụ như khi trẻ hỏi đó là cây gì? Cha mẹ có thể trả lời: đó là cây mai, thế con có biết người ta chưng mai vào dịp nào không? Từ từ từng chút một, đó là cách chúng ta gợi mở cho trẻ hỏi tiếp để trẻ hứng thú và tiếp thu nhiều thông tin hơn nữa.
“Mỗi đứa trẻ đều có tố chất của một thiên tài” – Giáo sư Glenn Doman. Vì vậy, kích hoạt trẻ đúng thời điểm và đúng phương pháp giữ vai trò quan trọng để giúp trẻ phát huy toàn diện. Hãy để Học viện Little Einsteins cùng cha mẹ khơi dậy tiềm năng và tạo nền tảng cho việc phát triển trong tương lai của trẻ. Học viện Little Einsteins – Nơi duy nhất được trao quyền ứng dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman tại Việt Nam. Tại đây, cha mẹ sẽ được tư vấn và hỗ trợ tận tâm để đem đến những điều tốt nhất cho con.
Học viện Little Einsteins
Địa chỉ: Lầu 4 trung tâm thương mại Takashimaya, 65 Lê Lợi, quận 1, Tp HCM
Email: inquiries@little-einsteins.com
Hotline: +84917545558
Hãy đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất!